Tin tức

Chuyển đổi số: Doanh Nghiệp Bắt Đầu Từ Đâu? Quá trình Chuyển đổi số như thế nào?

Chuyển đổi số (digital transformation) là xu hướng phát triển trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Các doanh nghiệp Việt Nam phải bắt đầu chuyển đổi số từ đâu?

Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp Việt Nam không thể dậm chân tại chỗ mà phải có những bước chuyển mình và làm quen với chuyển đổi số. Vậy chuyển đổi số là gì? Có vai trò như thế nào? Các doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu để phát triển việc kinh doanh, chuyển đổi doanh nghiệp cùng cách mạng 4.0?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số (digital transformation) là gì?

Chuyển đổi số (digital transformation) là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các bộ phận của một doanh nghiệp, thay đổi cách doanh nghiệp vận hành căn bản và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giá trị cho khách hàng. Chuyển đổi số cũng là việc thay đổi văn hóa tổ chức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục học hỏi và thử nghiệm công nghệ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mình.

Chuyển đổi số: Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Một số người cho rằng chuyển đổi số đồng nghĩa với phát triển công nghệ. Suy nghĩ này cũng chưa hẳn là chính xác, vì chuyển đổi số mang tính toàn diện. Nó bao gồm một lượng lớn các quy trình, tương tác, giao dịch, phát triển công nghệ, thay đổi, các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các ngành công nghiệp, vân vân. Điều quan trọng nhất là, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy để tập trung vào khách hàng và thành công của khách hàng. Khi khách hàng thành công, doanh nghiệp cũng sẽ có được thành công.

Chuyển đổi số gắn liền với việc tư duy cải tiến và đổi mới, đem lại vô số lợi ích. Có thể tóm tắt một số vai trò của chuyển đổi số như sau:

Vai trò của Chuyển đổi số

  • Số hóa các hoạt động kinh doanh
  • Cải thiện việc trao đổi, hợp tác giữa các phòng ban
  • Gia tăng sự nhanh nhẹn và đổi mới
  • Quản lý các tài nguyên lớn
  • Cải thiện trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng
  • Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số
  • Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiến tới toàn cầu hóa

Việc chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt dựa trên những nhu cầu và thách thức riêng của từng doanh nghiệp, tuy nhiên cũng có những yếu tố chung mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi bước vào giai đoạn chuyển đổi số và phát triển các chiến lược riêng của mình.

Xu hướng Chuyển đổi số hiện nay

  • Chú trọng vào trải nghiệm khách hàng
  • Vận hành linh hoạt
  • Văn hóa và lãnh đạo
  • Tích hợp công nghệ

Hệ sinh thái Chuyển đổi số thông minh

Để giúp doanh nghiệp làm quen với chuyển đổi số, bài viết này sẽ liệt kê các loại phần mềm quản lý trong hệ sinh thái chuyển đổi số thông minh đang phổ biến theo xu hướng hiện nay.

Phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP

Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống phần mềm được dùng để quản lý tất cả hoạt động của doanh nghiệp, các hoạt động chủ chốt bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, cung ứng, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ khách hàng, vân vân.

Đọc thêm: Chọn Cloud ERP hay On-premise để tối ưu cho doanh nghiệp?

Với tính toàn diện của mình, phần mềm ERP cho phép các phòng ban làm việc trên một nền tảng duy nhất. Điều này giúp các dữ liệu được lưu trữ thống nhất và minh bạch, việc tương tác và phối hợp giữa các phòng sẽ tốt hơn. Ngoài ra, phần mềm này giúp tự động hóa các quy trình cơ bản lặp đi lặp lại, nhờ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao doanh thu.

Trong số các phần mềm ERP hiện nay, Odoo ERP là một giải pháp nổi bật với tính năng linh hoạt, chi phí hợp lý và khả năng tích hợp, mở rộng với mô hình mã nguồn mở.

Chuyển đổi số doanh nghiệp bắt đầu từ hệ thống ERP để quản lý công việc và nguồn lực của doanh nghiệp

Việc triển khai nền tảng Odoo ERP sẽ giúp chuyển đổi doanh nghiệp toàn diện, ở tất cả các phòng ban và lĩnh vực. Odoo ERP được thiết kế để tập trung vào khách hàng (customer-centric) nên việc sử dụng phần mềm này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi cách thức vận hành và tư duy, văn hóa doanh nghiệp cùng với thời đại công nghiệp số.

Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM 

Phần mềm CRM được coi là một chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với khách hàng bằng việc nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu, thói quen, và sở thích tiêu dùng của khách hàng. Từ đó, thiết lập nên hệ thống quản lý thông tin khách hàng (thông tin tài khoản, mặt hàng ưa thích, lịch sử mua hàng,…), giúp cho việc chăm sóc khách hàng trở nên bài bản và hiệu quả hơn.

Salesforce CRM giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Salesforce CRM là cái tên luôn được nhắc đến khi nói tới phần mềm quản lý quan hệ khách hàng. Salesforce được nhiều người dùng tin cậy và sử dụng vì tính năng ưu việt, khả năng tùy chỉnh và tích hợp mạnh mẽ. Giống như Odoo, Salesforce cũng tập trung vào thành công của khách hàng để mang đến thành công cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Salesforce là gì? Các sản phẩm chính của Salesforce

Nền tảng thương mại điện tử – E-commerce

Một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái chuyển đổi số chính là nền tảng thương mại điện tử. Đây là nơi doanh nghiệp bán hàng, tương tác trực tiếp với khách hàng, và đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp.

Chuyển đổi số doanh nghiệp: Magento là lựa chọn hàng đầu cho website thương mại điện tử

Một trong những nền tảng phổ biến và ưu việt nhất hiện nay chính là Magento. Với mô hình mã nguồn mở, Magento cho ra mắt 2 phiên bản: Magento Open Source (bản miễn phí) và Magento Commerce (bản mất phí). Cả hai phiên bản này đều có tính năng mở rộng và tích hợp để phù hợp với mô hình và quy mô của doanh nghiệp. Để thêm các tính năng mới, người dùng có thể dễ dàng mua các tiện ích (extensions) từ các đối tác của Magento để cài đặt vào website của mình.

Đọc thêm: Magento là gì?

Nền tảng cung cấp hạ tầng đám mây (cloud computing)

Điện toán đám mây là sự phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu cầu, đặc biệt là lưu trữ dữ liệu (lưu trữ đám mây) và khả năng tính toán mà không có sự quản lý trực tiếp của người dùng.

Việc sử dụng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các dịch vụ công nghệ, tiết kiệm chi phí cho các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý. Thay vì mua các trung tâm dữ liệu, doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho các tài nguyên công nghệ thông tin mà mình sử dụng.

Một trong những cơ sở hạ tầng tốt nhất hiện nay là Amazon Web Service (AWS). Amazon cung cấp đa dạng các loại dịch vụ điện toán đám mây như Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS), và Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS).

AWS giúp doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng hơn

Với kinh nghiệm triển khai các chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp trong nhiều năm và là đối tác ủy quyền của Magento, Odoo, Chúng tôi tự tin trong việc tư vấn và triển khai hệ thống ERP, CRM, điện toán đám mây và nền tảng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam. 

Nếu doanh nghiệp đang có những thắc mắc trong quá trình chuyển đổi số, hãy liên hệ với chúng tôi để tìm được giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.